Collagen là loại protein phổ biến nhất trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và hình thành cấu trúc da. Những năm gần đây, collagen ngày càng phổ biến như một chất bổ sung, được dùng làm thành phần trong các loại dầu gội và kem dưỡng da.
1. Bản chất của collagen
Collagen là một loại protein phổ biến, chiếm 1/3 lượng protein của cơ thể. Collagen tham gia hầu hết vào các cấu trúc xương, da, cơ bắp, gân và dây chằng. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy trong mạch máu, giác mạc và răng.
Cấu trúc phân tử và mô của collagen
Có thể hình dung collagen giống như một lớp “keo dán” để gắn kết tất cả mọi thứ với nhau. Từ “collagen” có nguồn gốc từ chữ “kólla” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là keo, hồ.
2. Nhiệm vụ của collagen trong cơ thể
Có ít nhất 16 loại collagen trong cơ thể. Trong đó, 4 loại chính đó là:
– Loại I: chiếm 90% lượng collagen của cơ thể, bao gồm các sợi dày đặc xếp lên nhau. Loại này hình thành cấu trúc của da, xương, gân, sụn, mô trung gian và răng.
– Loại II: bao gồm các sợi có cấu trúc lỏng lẻo hơn, có trong sụn đàn hồi, đệm khớp.
– Loại III: hỗ trợ các cấu trúc cơ bắp, các cơ quan và động mạch.
– Loại IV: tham gia vào các quá trình lọc của cơ thể, có trong một số lớp cấu trúc da.
Bước vào độ tuổi 30, cơ thể sẽ sản xuất collagen ít hơn và chất lượng collagen cũng bị giảm. Biểu hiện của sự thiếu hụt collagen đó là da sẽ ít săn chắc và đàn hồi, xương sụn yếu đi.
3. Các chất giúp làm tăng sự sản xuất collagen đúng cách
Tất cả các loại collagen đều bắt đầu từ procollagen. Cơ thể tạo ra procollagen bằng cách kết hợp 2 loại amino acid là glycine và proline. Quá trình này cần sử dụng vitamin C.
Một số thực phẩm giàu collagen
Để thúc đẩy quá trình sản xuất collagen của cơ thể, bạn hãy lựa chọn các thực phẩm như:
– Thực phẩm giàu vitamin C: các loại quả họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây.
– Thực phẩm giàu proline: lòng trắng trứng, hạt mầm lúa mì, các sản phẩm từ sữa, bắp cải, măng tây và nấm.
– Thực phẩm bổ sung glycine: da lợn, da gà, các thực phẩm giàu protein.
– Thực phẩm chứa khoáng chất đồng: thịt nội tạng, hạt vừng (mè), bột cacao, đậu lăng, hạt điều.
– Thực phẩm giàu protein: thịt, thịt gia cầm, hải sản, sữa, các loại đậu, đậu phụ.
4. Điều gì sẽ phá hủy collagen?
Collagen bị tổn thương theo tuổi tác
– Đường và tinh bột đã qua tinh chế: đường làm gián đoạn quá trình tự sửa của collagen.
– Ánh nắng mặt trời: tia cực tím có thể làm giảm quá trình sản xuất collagen.
– Hút thuốc: hút thuốc làm giảm quá trình sản xuất collagen, làm suy yếu khả năng chữa lành các vết thương, dẫn đến nếp nhăn.
Ngoài ra, một số rối loạn tự miễn dịch như bệnh lupus ban đỏ, cũng có thể gây tổn thương đến collagen.
5. Các sản phẩm bổ sung collagen
Hai dạng bổ sung collagen đúng cách đó là: collagen thủy phân và gelatin. Các sản phẩm số sung collagen này sẽ phá vỡ các protein lớn thành các protein nhỏ, dễ hấp thu hơn.
Collagen là loại protein phổ biến nhất trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và hình thành cấu trúc da. Những năm gần đây, collagen ngày càng phổ biến như một chất bổ sung, được dùng làm thành phần trong các loại dầu gội và kem dưỡng da.
1. Bản chất của collagen
Collagen là một loại protein phổ biến, chiếm 1/3 lượng protein của cơ thể. Collagen tham gia hầu hết vào các cấu trúc xương, da, cơ bắp, gân và dây chằng. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy trong mạch máu, giác mạc và răng.
Cấu trúc phân tử và mô của collagen
Có thể hình dung collagen giống như một lớp “keo dán” để gắn kết tất cả mọi thứ với nhau. Từ “collagen” có nguồn gốc từ chữ “kólla” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là keo, hồ.
2. Nhiệm vụ của collagen trong cơ thể
Có ít nhất 16 loại collagen trong cơ thể. Trong đó, 4 loại chính đó là:
– Loại I: chiếm 90% lượng collagen của cơ thể, bao gồm các sợi dày đặc xếp lên nhau. Loại này hình thành cấu trúc của da, xương, gân, sụn, mô trung gian và răng.
– Loại II: bao gồm các sợi có cấu trúc lỏng lẻo hơn, có trong sụn đàn hồi, đệm khớp.
– Loại III: hỗ trợ các cấu trúc cơ bắp, các cơ quan và động mạch.
– Loại IV: tham gia vào các quá trình lọc của cơ thể, có trong một số lớp cấu trúc da.
Bước vào độ tuổi 30, cơ thể sẽ sản xuất collagen ít hơn và chất lượng collagen cũng bị giảm. Biểu hiện của sự thiếu hụt collagen đó là da sẽ ít săn chắc và đàn hồi, xương sụn yếu đi.
3. Các chất giúp làm tăng sự sản xuất collagen đúng cách
Tất cả các loại collagen đều bắt đầu từ procollagen. Cơ thể tạo ra procollagen bằng cách kết hợp 2 loại amino acid là glycine và proline. Quá trình này cần sử dụng vitamin C.
Một số thực phẩm giàu collagen
Để thúc đẩy quá trình sản xuất collagen của cơ thể, bạn hãy lựa chọn các thực phẩm như:
– Thực phẩm giàu vitamin C: các loại quả họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây.
– Thực phẩm giàu proline: lòng trắng trứng, hạt mầm lúa mì, các sản phẩm từ sữa, bắp cải, măng tây và nấm.
– Thực phẩm bổ sung glycine: da lợn, da gà, các thực phẩm giàu protein.
– Thực phẩm chứa khoáng chất đồng: thịt nội tạng, hạt vừng (mè), bột cacao, đậu lăng, hạt điều.
– Thực phẩm giàu protein: thịt, thịt gia cầm, hải sản, sữa, các loại đậu, đậu phụ.
4. Điều gì sẽ phá hủy collagen?
Collagen bị tổn thương theo tuổi tác
– Đường và tinh bột đã qua tinh chế: đường làm gián đoạn quá trình tự sửa của collagen.
– Ánh nắng mặt trời: tia cực tím có thể làm giảm quá trình sản xuất collagen.
– Hút thuốc: hút thuốc làm giảm quá trình sản xuất collagen, làm suy yếu khả năng chữa lành các vết thương, dẫn đến nếp nhăn.
Ngoài ra, một số rối loạn tự miễn dịch như bệnh lupus ban đỏ, cũng có thể gây tổn thương đến collagen.
5. Các sản phẩm bổ sung collagen
Hai dạng bổ sung collagen đúng cách đó là: collagen thủy phân và gelatin. Các sản phẩm số sung collagen này sẽ phá vỡ các protein lớn thành các protein nhỏ, dễ hấp thu hơn.